Đăng lên ngày: 29/05/2020 bởi:

Từ A – Z cách sử dụng máy giặt Electrolux cho cuộc sống hiện đại.

Những năm đây, nhờ vào sự cải tiến không ngừng nghỉ, máy giặt Electrolux đã chiếm trọn lòng tin của khách hàng. Người tiêu dùng tìm đến những sản phẩm máy giặt của Electrolux không chỉ bơi kích thước, mẫu mã mà còn là chính chất lượng của những chiếc máy này. Tuy nhiên, những cải tiến vượt bậc đôi khi lại làm khó các chị em nội trợ trong những lần đầu sử dụng. Thấu hiểu điều này, từ A – Z cách sử dụng máy giặt Electrolux cho cuộc sống hiện đại sẽ được giới thiệu đến các chị em sau đây.

Tìm hiểu các bước của chu trình giặt

Bỏ quần áo vào lồng giặt

Đến với bước đầu tiên của quy trình giặt thì bạn phải mở cửa máy giặt đúng cách. Lưu ý, bạn cần tránh mở quá mạnh vì sẽ làm máy mau hỏng. Tiếp theo, bỏ từng bộ đồ vào trong máy giặt. Lúc này, bạn nên tách quần áo từng cái một vì nếu quần áo rối vào nhau sẽ gây lệch lồng giặt.

Cho bột giặt và nước xả vải đúng định mức

Ở bước này, bạn sẽ kéo ngăn chuyên đựng bột giặt và nước xả ra. Dựa theo cuốn hướng dẫn nhà sản xuất đã ghi rõ về số lượng, bạn lần lượt đổ từng loại vào trong ngăn theo vừa đủ định mức sử dụng cho một lần giặt. Sau khi đổ bột giặt và nước xả vào khay xong, đóng ngăn chuyên dụng lại cẩn thận và thực hiện bước tiếp theo.

Bật nút công tắt và chọn chế độ giặt

Đây là bước bấm nút nguồn của máy giặt lên (nút ON/OFF). Tiếp đến, bạn thực hiện xoay nút điều chỉnh hoặc bấm để chọn chế độ giặt phù hợp cho loại đồ.

Có thể bạn đang cần >>> Trung tâm bảo hành electrolux uy tín nhất.

Chọn nhiệt độ và tốc độ vắt

– Temp: Phần này sẽ là chọn nhiệt độ giặt quần áo. Thông thường, bạn nên để ở mức 0 – 30 độ C sẽ tốt cho vải hơn. Tùy vào từng loại đồ đặc biệt như đồ len, đồ vải mỏng, vải dễ ra màu, đồ trẻ nhỏ sơ sinh…khi giặt nước nóng sẽ giữ được độ bền tốt hơn.

– Spin: Đây là tốc độ vắt quần áo. Mỗi máy giặt sẽ được thiết kế tốc độ vắt khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Tốc độ càng cao thì độ vắt càng kỹ và quần áo mau khô hơn. Bình thường bạn nên để ở tốc độ 800 vòng/phút.

Hẹn giờ giặt/Trì hoãn giờ giặt

Đối với các máy giặt hiện đại ngày nay đều được trang bị thêm chế độ hẹn giờ giặt. Bạn sẽ có 3 mức hẹn giờ là 3h, 6h, 9h. Việc của bạn là bỏ quần áo sẵn vào trong lồng giặt rồi chọn thời gian sau mấy giờ máy sẽ bắt đầu hoạt động. Chế độ này giúp hạn chế tiếng ồn hoặc hẹn giờ bắt đầu để khi đi làm về, bạn chỉ cần lấy quần áo ra phơi rất tiện lợi.

Ngoài ra, trong lúc sử dụng chế độ hẹn giờ giặt/trì hoãn giờ giặt, bạn có thể thao tác thêm các chức năng phụ khác như:

– Chức năng dễ là (ủi) cho quần áo: Khi lựa chọn chức năng này, máy hoạt động đến chương trình sấy thì nút là (ủi) sẽ tác động vào để quá trình sấy giữ lại được một chút độ ẩm, giúp cho quần áo không bị nhăn, dễ là hơn.

– Chức năng tráng giũ thêm: Chức năng này sẽ tăng thêm thời gian giũ quần áo cho bạn. Bạn nên chọn nút này khi mà giặt quá nhiều đồ hoặc giặt đồ cho người có làn da nhạy cảm. Lúc này máy giặt sẽ có mức nước tiêu thụ nhiều hơn bình thường nhưng giúp đồ được giặt sạch, kỹ hơn.

– Chức năng giặt mạnh: Bạn nên sử dụng khi đồ bị bẩn nhiều, vải dày. Thời gian giặt sẽ tăng lên tùy theo bạn chọn số lần giặt, giúp đánh bay vết bẩn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Bắt đầu bấm nút giặt

Sau khi đã hoàn tất công đoạn chuẩn bị chu trình của máy giặt, bạn đã có thể bấm nút Start để máy bắt đầu giặt.

Lấy quần áo ra và vệ sinh máy giặt

Sau khi không sử dụng nữa bạn phải rút điện máy giặt và dùng khăn bông mềm chùi qua ngăn chứa xà bông, nước xả. Việc làm này sẽ giúp các ngăn tránh tình trạng bị đóng khô cứng lại và bộ phận kim loại cũng không bị rỉ sét.

Cách sử dụng máy giặt Electrolux với các chế độ giặt

Sau đây là các chế độ của dòng máy giặt Electrolux:

– Drain (xả nước ra ngoài): Chế độ này sẽ cho phép bạn xả toàn bộ nước trong máy ra ngoài.

– Spin (vắt): Điều này có nghĩa là máy chỉ cho phép bạn vắt quần áo. Nếu bạn cảm thấy quần áo chưa khô như ý muốn thì có thể chỉnh chế độ vắt thêm lần nữa.

– Rinse (xả): Chương trình này cho phép bạn xả tất cả quần áo mà không giặt, không vắt.

– Energy Saving (giặt tiết kiệm điện): Chế độ này giúp bạn tiết kiệm điện năng khi giặt quần áo. Tuy nhiên hiệu quả giặt sẽ không cao so với cách giặt thông thường.

– Soak (giặt ngâm): Đây là chế độ thích hợp với các loại quần áo có vết bẩn cứng đầu.

– Sensitive Plus (dành cho da nhạy cảm): Đối với những người có làn da nhạy cảm, dị ứng với các vết bột giặt còn sót lại trên quần áo, chương trình này sẽ tăng cường xả thật sạch, giúp bảo vệ da bạn một cách hoàn hảo nhất.

– Fast 20’ (giặt nhanh 20 phút): Đối với các quần áo dơ ít hoặc bạn muốn giặt sơ qua đồ trước khi mặc thì bạn nên sử dụng chế độ này.

– Silk (lụa): Với chất liệu lụa dễ nhàu nát khi giặt thông thường thì chế độ này hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của vải lụa sau khi giặt xong.

– Heavy Dirty (chế độ bẩn nhiều): Thích hợp giặt đồ bị bẩn nhiều hoặc các vết bẩn cứng đầu.

– Wool (len): Bạn chỉ nên sử dụng chế độ này cho quần áo len được cho phép giặt bằng máy.

– Dedicates (quần áo dễ hỏng): sử dụng trên những loại vải dễ hỏng như tơ lụa hay thổ cẩm.

– Color (quần áo màu): Chế độ giặt các loại vải dễ ra màu.-

 Easy Iron (giặt ít nhăn): Phù hợp đối với các chất liệu quần áo có chất liệu dễ nhăn.

– Regular (giặt thường): Ở chế độ này, máy sẽ giặt chung chương trình hết cho tất cả các chất liệu vải mà không phân biệt.

Nguồn: THOMAYGIAT.NET