Đăng lên ngày: 26/03/2020 bởi:

Làm sao để bảo quản thực phẩm giữ được độ tươi ngon mà vẫn hợp vệ sinh? Việc tiện đâu bảo quản đấy có thể khiến món ăn trở nên kém hấp dẫn, thậm chí ô thiu, khiến khách hàng tiêu hóa không tốt, và tất nhiên, nhà hàng được liệt vào danh sách những quán ăn không bao giờ ghé đến. Bởi vậy, tuyệt đối không bảo quản thực phẩm theo các cách sau:

 

1. Để tỏi, cà chua, chuối và bánh mỳ trong tủ lạnh

Những thực phẩm trên đều là những thực phẩm vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ. Chúng sẽ nhanh chóng bị hư, héo và thâm đen nếu đặt trong điều khiện nhiệt độ thấp. Môi trường thông thường với nhiệt độ phòng hoàn toàn phù hợp để bảo quản chúng.

2. Để hoa quả đã gọt vào tủ lạnh

Thưởng thức trái cây với toàn bộ hương vị và độ tươi ngon nhất là khi vừa gọt vỏ, nhà hàng của bạn cần cân nhắc lượng sử dụng trái cây để khi gọt dùng ngay. Nếu cất chúng trong tủ lạnh nguy cơ phát triển vi khuẩn gia tăng, kèm đó là hiện tượng thâm đen, khô cững và mất thẩm mỹ.

Với những hoa quả chưa gọt, trước khi để trong tủ lạnh, hãy rửa sạch, để ráo nước, phân loại vào các túi riêng tuy nhiên đừng đặt hoa quả vào khoang có nhiệt độ thấp tránh tình trạng hoa quả mất nước, dẫn đến khô, héo. Việc loại bỏ những hoa quả hỏng để tránh ảnh hưởng đến những hoa quả khác trong tủ lạnh cũng là một việc cần thiết.

3. Để chung hành tây với khoai tây

Hai loại rau củ này không thích hợp để cạnh nhau, chúng rất dễ hút độ ẩm của nhau, làm củ dễ nảy mầm thậm chí hư thối. Mách nhỏ cho các chủ nhà hàng, bạn có thể đặt 1, 2 quả táo bên cạnh để làm chậm quá trình nảy mầm của khoai tây và tăng thêm thời gian bảo quản

4. Những thực phẩm tươi sống để quá 1 tiếng ở nhiệt độ nóng

Các loại thịt heo, bò, gia cầm hoặc trứng… khi được mua về nên sơ chế, tẩm ướp qua hoặc cất trong tủ lạnh càng nhanh chóng càng tốt. Không nên để thực phẩm sống bên ngoài khi thời tiết nóng quá một tiếng đồng hồ. Với những loại hải sản như tôm, cua, sò… cần được chế biến trong vòng 3 – 5 tiếng kể từ khi mua về và chỉ sử dụng trong ngày

5. Để thức ăn nóng trong hộp nhựa

Khi đựng thức ăn nóng trong hộp nhựa, phản ứng hóa học của các chất trong hộp nhựa xảy ra, gây ra các tác nhân vô cùng độc hại cho sức khỏe, ở nam giới là vô sinh còn nữ giới là dậy thì sớm. Nếu thực sự cần thiết bảo quản thức ăn trong hộp nhựa, hãy để chúng khi đã nguội và để vào hộp nhựa.

6. Rã đông nhiều lần

Để đảm bảo sự tươi ngon, mới của món ăn, đặc biệt là không gây hại cho sức khỏe của khách hàng, mỗi loại thực phẩm chỉ nên rã đông một lần. Bởi vậy, đầu bếp nên cân nhắc lượng dùng trước khi rã đông để thức ăn chưa dùng không phải rã đông nhiều lần.

7. Bảo quản thực phẩm sống với những thực phẩm khác

Trước khi đưa và tủ lạnh bảo quản, các loại thực phẩm sống cần được bọc gói cẩn thận hoặc đựng trong những hộp kín, riêng biệt hoàn toàn với các loại thực phẩm chín, các loại trái cây để tránh trường hợp vi khuẩn từ thịt sống lây nhiễm chéo khi để chung.

8. Đựng mật ong trong hũ kim loại

Mật ong sẽ dễ bị chua và sủi bọt khi để lâu, do lượng đường và các axit hữu cơ khá lớn. Không chỉ có vậy, nếu mật ong được đựng trong vật dụng bằng kim loại, axit này dễ dàng ăn mòn lớp kim loại làm mật ong bị biến đối chất, dẫn đến tình trạng nôn mửa, khó chịu, thậm chí bị ngộ độc đối với khách hàng.

9. Để thực phẩm ở điều kiện ẩm thấp, hoặc nơi có nắng trực tiếp

Các loại nấm mốc rất dễ phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Nếu không muốn thực khách của mình bị mắc các loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn bạn nên tránh để thức ăn dưới ánh nắng trực tiếp hoặc ở những nơi ẩm thấp.